Về Máy đo quang phổ (Spectrophotometer)

Về Máy đo quang phổ (Spectrophotometer)

 Về Máy đo quang phổ (Spectrophotometer)

Khái niệm

Máy quang phổ là một thiết bị đo ngày càng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp từ nghiên cứu vật liệu, thực phẩm, điện tử, môi trường… Nó là một thiết bị gần như không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm, giúp phân tích nhanh chóng dữ liệu, tìm ra những lỗi hoặc sai sót mà mắt thường không thể nhìn thấy được     

Trong bài viết này, hãy cùng ANHOACO tìm hiểu những thông tin bổ ích về máy đo quang phổ để có cái nhìn tổng quan nhất về chức năng, công dụng cũng như cấu tạo của loại thiết bị này nhé     

Trước khi bước vào tìm hiểu về máy đo quang phổ, hãy cùng ôn lại một chút về khái niệm quang phổ, để có thể hiểu những kiến thức bên dưới dễ dàng hơn     

Cấu tạo của máy quang phổ

    

Tùy vào từng loại quang phổ kế khác nhau chúng ta sẽ có những cấu tạo khác nhau nhưng nhìn chung sẽ bao gồm một số bộ phận chính dưới đây     

Nguồn sáng (Light source): 

đóng vai trò cung cấp ánh sáng để thực hiện thí nghiệm phân tích quang phổ. Nguồn sáng được chọn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như có dải bước sóng rộng, khả năng làm việc ổn định theo thời gian, tuổi thọ cao, giá thành rẻ. Hai loại nguồn sáng thường được sử dụng là đèn halogen và đèn deuterium     

Ống chuẩn trực (Collimator):

ống chuẩn trược thực tế là một thấu kính hội tụ, nó có tác dụng biến chùm tia sáng từ nguồn sáng thành những tia sáng song song với lăng kính     

Hệ tán sắc (Monochromator):

Hệ tán sẽ bao gồm hai lăng kính có tác dụng tách chùm sáng đa sắc thành những tia sáng đơn sắc. Tuy nhiên, các máy quang phổ hiện đại ngày nay thường dùng hệ tán sắc là cách tử nhiễu xạ (Diffraction Gratings) hơn là dùng lăng kính  

Buồng tối của máy quang phổ (hoặc buồng chứa mẫu): 

Bao gồm một vách ngăn có khe hở bên trên (được gọi là Wavelenght Selector), Khe hở này sẽ cho tia sáng đơn sắc sau khi ra khỏi hệ tán sắc đi xuyên qua và vào khu vực đặt mẫu. Đây cũng là khu vực mà bạn sẽ đặt mắt để quan sát kết quả phân tích cuối cùng khi ánh sáng đi xuyên qua mẫu nên còn được gọi là ống ngắm hoặc buồng ảnh     

Bộ dò (Detector):      

Thường được làm bằng ống nhân quang (PMT), chuyển đổi tín hiệu ánh quang thành tín hiệu điện.
Với sự tích hợp của Detector thay vì đưa mắt vào quan sát buồng tối như trên những thiết bị cũ, ánh sáng đi qua mẫu sẽ chiếu vào bộ dò, qua bộ xử lý tín hiệu để hiển thị thông số phân tích trực tiếp lên màn của thiết bị      
Các bộ dò quang và đi-ốt phát quang thường được sử dụng trong các máy quang phổ cho vùng cực tím hoặc vùng ánh sáng nhìn thấy được. Đối với phân tích các tia ở vùng hồng ngoại các bộ dò thường làm bằng linh kiện quang dẫn PbS hoặc điôt quang InGaAs 

 

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để làm gì?

Máy quang phổ (quang phổ kế) là một thiết bị chuyên dùng để tách, định lượng và phân tích dải phổ của ánh sáng, cụ thể là từ một dải phổ nhiều ánh sáng phức tạp nó sẽ phân tích thành những tia sáng đơn giản. Dựa vào cường độ, bước sóng của những ánh sáng đã được phân tách khi đi qua một vật mẫu(dung dịch hoặc rắn) các kỹ sư có thể sử dụng nghiên cứu về tính chất của của một vật thể này, xác định màu sắc, kiểm tra thành phần, cấu trúc vật liệu, xác định hàm lượng chất trong một dung dịch bất kỳ….    

Vì máy đo quang phổ có thể được sử dụng trong rất nhiều mục đích khác nhau nên một loại máy không thể nào đảm nhiệm hết các công dụng. Do đó, mà các nhà phát triển đã tạo ra nhiều dòng máy khác nhau để đáp ứng cho các ứng dụng chuyên biệt

 

Các model máy đo quang phổ đang được phân phối chính hãng tại ANHOACO

Cùng ANHOACO điểm qua một vài mẫu model về máy quang phổ từ các hãng thiết bị đo quang hàng đầu thế giới như: DYNAMICA/ ANH , EDINBURGH/ANH,…

MÁY QUANG PHỔ ĐỊNH LƯỢNG DNA, RNA VÀ PROTEIN , model: HALO DNA MASTER, Hãng: DYNAMICA/ ANH

 

MÁY QUANG PHỔ HALO VIS-20, model: HALO VIS-20, Hãng: DYNAMICA/ ANH

 

MÁY QUANG PHỔ HUỲNH QUANG, LÂN QUANG FS5, HÃNG: EDINBURGH/ ANH

 

MÁY QUANG PHỔ HUỲNH QUANG FLS1000, HÃNG: EDINBURGH/ ANH

 

 

 

 

 

Share :

Viết bình luận